Phân Biệt Các Loại Cây Tre Trúc Trồng Sân Vườn, Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc

Tre và trúc là hai loại cây thân gỗ thuộc họ Poaceae, nhưng chúng có những đặc điểm khác nhau về cấu trúc, hình dáng và sử dụng. Dưới đây là một số khác biệt quan trọng giữa trúc và tre.

  • Cấu trúc và kích thước: Một trong những khác biệt chính giữa trúc và tre là cấu trúc của thân gỗ. Trúc có thân gỗ mềm, hình trụ đồng nhất và thường cao hơn, trong khi tre có thân gỗ cứng hơn, hình trụ không đồng nhất và thường nhỏ hơn.
  • Lá và cành: Lá của trúc thường nhỏ hơn và thon dài hơn so với lá của tre. Trúc có cành rời rạc và thường tập trung ở phần trên của cây, trong khi tre có cành chụm lại và phân bố đều dọc trên thân.
  • Sử dụng: Trúc và tre cũng khác nhau về mục đích sử dụng. Trúc thường được sử dụng làm vật liệu xây dựng, làm hàng rào, đồ trang trí và nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Trúc cũng được trồng như cây trang trí trong vườn hoặc khu vực ngoài trời. Trong khi đó, tre thường được sử dụng trong việc xây dựng nhà cửa, làm đồ đạc như ghế, bàn và các vật liệu gỗ khác.
  • Phân bố địa lý: Trúc và tre có sự phân bố địa lý khác nhau. Trúc chủ yếu được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong khi tre có thể được tìm thấy ở hầu hết các vùng trên thế giới, bao gồm cả vùng nhiệt đới, ôn đới và cận cực.

1. Các loài cây tre trúc trồng sân vườn hiện nay

Các loại cây tre trúc là một trong những loại cây cảnh phổ biến hiện nay, thương được sử dụng để trồng ở các không gian như ngoài sân vườn hay bên trong nhà, ngoài việc mang đến yếu tố thẩm mĩ cao còn sở hữu nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Cùng Vườn Bách Thảo phân biệt các loại trẻ trúc này nhé để có được những sự lựa chọn phù hợp. 

1.1. Cây trúc quân tử

Trúc quân tử là một loại cây bụi có chiều cao từ 1 đến 2,5 mét và tốc độ sinh trưởng trung bình. Thân cây trúc quân tử có nhiều đốt nhỏ giống như cây tre, và lá của nó rất giống với lá tre. Hoa của cây trúc quân tử mọc thành cụm. Loài cây này có tuổi thọ ngắn, khoảng 3 đến 5 năm. Nó thích hợp được trồng ở những nơi có ánh sáng tự nhiên, vì cây trúc quân tử ưa sáng.

1.2. Cây trúc cần câu

Trúc cần câu có hình dáng giống cây cần câu cá. Dù có đặc điểm tương đồng với cây trúc chỉ vàng, nhưng chiều cao trung bình của loài cây này chỉ từ 2 đến 3 mét. Trúc cần câu có màu xanh tươi mát, là lựa chọn phổ biến để trồng làm hàng rào hoặc tạo cảnh quan trong khuôn viên khu đô thị và khu du lịch.

1.3. Cây trúc quan âm

Trúc quan âm có thân là những đốt ngắn, tròn mập trông như chân gà, chân ếch; màu xanh đậm và có lớp bảo vệ bên ngoài, sau khi chín sẽ chuyển sang màu xanh vàng. Cây cao trung bình 1-1,5m hoặc có thể cao hơn nếu chăm sóc tốt. Đỉnh cây có các nhánh mọc đối xứng, tương tự như hình tượng Phật nghìn mắt nghìn tay. 

1.4. Cây trúc đùi gà

Cây trúc đùi gà hay còn được gọi với một số tên gọi khác là cây trúc đùi ếch, cây trúc ống điếu,... đây là loài cây có ngoại hình gần giống với trúc quan âm mà mọi người hay lầm tưởng. Trúc đùi gà thường trồng hàng rào hay trồng thành cụm trang trí tiểu cảnh sân vườn, ngoài ra còn có thể trồng trong chậu trang trí nội thất nhà ở hay trồng trong chậu nhỏ cũng khá đẹp mắt và mới lạ.

1.5. Cây hoàng trúc

Cây hoàng trúc là một loài trúc cũng đang rất được yêu thích hiện nay, hoàng trúc có màu vàng đẹp rạng rỡ được trồng làm cảnh cho các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, Resost mang lại cảnh quan đẹp sang trọng, quý phái gần gũi với thiên nhiên. Màu vàng của Hoàng trúc mang lại sự may mắn cho gia chủ nên cây thường được trồng trước hay sau nhà.

1.6. Cây trúc tăm

Cây trúc tăm là một loại cây trồng rất được ưa thích trên thị trường hiện nay. Trúc tăm còn được biết đến với tên gọi trúc cảnh mini. Chúng chủ yếu được trồng trong chậu và để trong nhà. Cây sở hữu nét đẹp độc đáo và rất được ưa chuộng sử dụng làm cây cảnh trang trí.

1.7. Cây trúc chỉ vàng

Trúc chỉ vàng là một trong 2 loại trúc sở hữu màu vàng đặc trưng, cây có thân nhỏ, mọc thành từng bụi, thường được trồng làm đường dẫn lối đi; trồng hàng rào sân vườn biệt thự, trang trí các tiểu cảnh quán cà phê…

1.8. Cây tre vàng, tre ngà

Cây trúc vàng (cây trúc chỉ vàng) là loại cây thuộc họ cỏ Poaceae, có xuất xứ từ Trung Quốc và Nhật Bản, tên khoa học là Phyllostachys aurea. Cây trúc chỉ vàng là loài cây ưa nắng hông ưa nước. Cây ưa sống trong khu vựa rộng thoáng để cành lá có thể phát triển sum suê. Cây tre vàng phổ biến và rất được ưa chuộng hiện nay, cây thường được trồng làm cảnh trong sân vườn, trồng hàng rào, cảnh quan nhà máy, công viên, biệt thự, dọc lối đi,... 

1.9. Cây tầm vong

Cây tầm vông hay còn được gọi là tầm vông rừng, trúc Thái, trúc Xiêm La,... Loài cây này có tên khoa học là Thyrsostachys Siamensis, thuộc họ Tre (Bambusoideae), cây thường được tạo tiểu cảnh sân vườn mang phong cách làng quê,...

1.10. Cây tre xanh

Cây trúc vàng (cây trúc chỉ vàng) là loại cây thuộc họ cỏ Poaceae, có xuất xứ từ Trung Quốc và Nhật Bản, tên khoa học là Phyllostachys aurea. Cây trúc chỉ vàng là loài cây ưa nắng hông ưa nước. Cây ưa sống trong khu vựa rộng thoáng để cành lá có thể phát triển sum suê. 

2. Ý nghĩa phong thủy của cây tre trúc

Các loài tre trúc cảnh đều có ý nghĩa chung là tượng trưng cho sự dẻo dai; kiên cường, bất khuất của người Việt Nam. Về mặt phong thủy, loài cây này còn mang đến sự may mắn trong cuộc sống; sự hanh thông trong công việc. Ngoài ra, cây tre trúc còn là biểu tượng của người chính nhân quân tử; của ý chí vươn lên.

3. Công dụng cây tre trúc cảnh trong làm cảnh, trang trí

Tre trúc cảnh được trồng để tạo cảnh quan xanh mát và không khí trong lành. Ngoài các gia đình, các quán kinh doanh hay khu nghỉ dưỡng cũng rất chuộng loại cây này. Cây xanh mát quanh năm, thanh lọc không khí, mang đến cảm giác bình yên, mộc mạc....

4. Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây tre trúc

Các loại tre trúc cũng tương đối dễ trồng và ít tốn công chăm sóc, để cây sinh trưởng và phát triển tốt thì cần trồng và chăm sóc đúng cách. Dưới đây là những bước căn bản nhất để trồng và chăm sóc cây mà Vườn Bách Thảo đã tổng hợp để ạn dễ dàng tham khảo hơn. 

4.1. Cách trồng các loại tre trúc cảnh

Chia sẻ cách trồng tre trúc vừa đơn giản vừa có tỷ lệ thành công cao, bạn hãy tham khảo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị giống và chọn giống tre trúc: Chọn cây giống là bước đầu tiên nhưng cực kỳ quan trọng. Giống tốt sẽ quyết định mức độ phát triển mạnh hay yếu của cây. Nên chọn những cây tre trúc trưởng thành từ 8 – 12 tháng tuổi tươi tốt, khỏe mạnh, không có sâu bệnh, không bị cụt ngọn để làm giống

Bước 2: Chọn thời gian tạo giống: Cách trồng tre trúc hiệu quả là xác định thời điểm tốt nhất để tạo giống. Ở miền Bắc, thời gian tạo giống tốt nhất thưởng là từ tháng 2 đến tháng 4 hoặc tháng 7 đến tháng 8 hàng năm. Ở miền Trung là từ tháng 8 đến tháng 11. Ở miền Nam và Tây Nguyên từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Tùy từng vùng miền mà bạn có thể lựa chọn thời điểm phù hợp tạo giống.

Bước 3: Chuẩn bị hố trồng tre trúc

  • Nếu làm hàng rào tre trúc, bạn có thể chọn trồng trong bồn xây sẵn hoặc đào hố trực tiếp trên mặt đất. Vì tre trúc là loại cây có khả năng xâm lấn nên có thể kiểm soát sự phát triển của cây bằng cách trồng tre trúc trong bồn hoặc đào rãnh và sử dụng vật liệu không thấm nước để che chắn, giới hạn độ lan rộng của rễ tre.
  • Nên đào hồ trước khi trồng cây 1 tháng để yếm khí và mầm bệnh trong đất bị triệt tiêu. Tùy vào kích thước của gốc mà đào hố sao cho phù hợp. Bạn hãy đào hồ cao khoảng 20cm và rộng gấp đôi gốc cây là tốt nhất.

Bước 4: Chuẩn bị đất trồng tre trúc: Hỗn hợp đất trồng tre trúc gồm đất thịt pha thêm xơ dừa, tiểu hoặc mùn trầu, tro bếp cùng một ít phân hữu cơ hoặc phân bò theo tỉ lệ 10:40:10:30:10. Trộn đều tất cả lại với nhau tạo thành hỗn hợp ủ với vôi bột để khử mềm bệnh và rưới nước đều để tạo độ ẩm.

Bước 5: Tiến hành trồng tre trúc Có thể trồng tre trúc trong bồn hoặc hỗ tự đào. Đồ một phần hỗn hợp đất đã trộn sẵn xuống bồn cây/hồ. Khéo léo tháo bầu đất để bầu không bị vỡ. Đặt tre trúc xuống hổ sao cho miệng bầu cây ngang bằng với mặt đất. Giữ cây tre trúc thẳng đứng rồi đổ phần đất trộn vào và nén thật chặt đất xung quanh gốc cây. Sau đó, ủ rơm ra hoặc cỏ quanh gốc cây để giữ ẩm và tưới đẫm nước là xong.

Lưu ý:nếu bạn chọn cách trồng tre trúc bằng gốc rễ trơ trọi thay vì bầu thì có thể ngâm gốc qua dung dịch kích rễ để rễ cây khỏe, không bị thổi rễ.

4.2. Hướng dẫn chăm sóc tre trúc đúng cách

Bón phân và bổ sung đất

  • Thường xuyên bón phân và bổ sung đất cho cây là điều quan trọng trong quá trình chăm sóc. Với đặc tính của tre trúc là nhiều rễ và rễ nổi trên đất, là nhiều nên bón phân giúp cây sinh trưởng và phát triển đều đặn. Trộn hỗn hợp phân bón và đất trồng cây
  • Bạn nên phun phân bón cho lá đồng thờ bón phân vi sinh cho cây mỗi tháng một lần để lá cây luôn tươi tốt, xanh bóng Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm thuốc trừ rệp để tránh tre trúc bị rệp xâm hại. sử dụng các loại đất tơi xốp, thoát nước tốt và thoáng khí. Bạn có thể trộn thêm cát để nước thoát nhanh hơn. Chỉ cần bón phân hữu cơ đều đặn 2 tuần một lần thì cây sẽ cho lá xanh tươi.

Tưới nước

  • Cách trồng tre trúc cũng không quá khó chăm sóc. Cần kết hợp bón phân và tưới nước để đảm bảo hiệu quả cho cây phát triển tốt. Khi lá tre có hiện tượng cuộn tròn nghĩa là cây đang bị thiếu nước. Tre trúc là loại cây ưa ẩm nên bạn có thể tưới tước hàng ngày. Tuy nhiên, bạn nên tưới lượng nước vừa đủ cho cây. Nếu tưới quá nhiều nước, cây có thể bị úng và lá úa vàng.

Ánh nắng

  • Trồng tre trúc nơi nhiều ánh nắng để cây luôn xanh tốt
  • Tre trúc là loại cây ưa thích ánh sáng và chịu nắng tốt. Bạn chỉ cần trồng cây ở nơi có rằng chiếu vào là được. Nếu trồng tre trúc trong chậu để trưng trong nhà thì mỗi ngày nên đem phơi nắng vài giờ để lá luôn xanh.
  • Tắm nắng thường xuyên sẽ giúp tre trúc hấp thụ ánh nắng quang hợp tốt hơn. Cây và lá sẽ luôn cứng cáp, khỏe mạnh tự nhiên.

Cắt tỉa và tạo dáng cho cây

  • Trồng tre trúc đơn giản và đúng cách sẽ giúp cây phát triển rất nhanh. Bạn hãy thường xuyên cắt tỉa bớt cành lá để cây. bớt rậm rạp và giữ được dáng đẹp.

Trên đây là bài viết tổng hợp các loại cây tre trúc trồng sân vườn, cách phân biệt, trồng và chăm sóc được Vườn Bách Thảo tổng hợp lại, hi vọng sẽ giup ích được nhiều cho bạn trọng việc trồng và chăm sóc các loài cây tre trúc. 

Tổng hợp: Vườn Bách Thảo

Bạn đang xem: Phân Biệt Các Loại Cây Tre Trúc Trồng Sân Vườn, Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: