-
- Tổng tiền thanh toán:
Dây thằn lằn còn có tên gọi là cây Vẩy Ốc, cây Trâu Cổ. Thuộc họ thực vật: Moraceae - họ dâu tằm. Chúng thường dùng để trồng trên các kết cấu tường nhà, cột, hàng rào, cầu thang… tạo một màu xanh mát...
Sản phẩm của Vườn Bách Thảo được cập nhật liên tục hàng ngày vì thế bạn vui lòng liên hệ trực tiếp qua Fanpage hoặc Zalo để chúng tôi gửi bạn tham khảo các mẫu sản phẩm mới nhất tại cửa hàng.
Sản phẩm đa dạng, chất lượng; Giá cả hợp lý
Miễn phí giao hàng cho đơn hàng trên 500.000 đ (áp dụng tại một số các quận nội thành TP HCM.
Hỗ trợ đổi sản phẩm trong 3 ngày sau khi mua
Tư vấn tận tình, phục vụ tận tâm
Thông tin sp Cây Thằn Lằn (Vảy Ốc)
Tên thường gọi: Cây Thằn Làn, Cây Vảy Ốc, cây Trâu Cổ
Tên khoa học: Ficus pumila
Họ thực vật: Moraceae (họ dâu tằm)
Cây Thằn Lằn là loại cây bám tường, tạo bức màn màu xanh mát bằng tán lá dày đặc trên những bức tường bê tông giúp làm giảm tiếng ồn và làm đẹp cho không gian. Dây thằn lằn trồng trên các kết cấu tường nhà, cột, hàng rào, cầu thang… tạo một màu xanh mát.
Cây thằn lằn là loại cây dây leo rễ bám lên bờ tường, đá, cột gỗ, toàn thân có nhựa mủ trắng, gốc lá hình tim, nhỏ như vảy ốc nên gọi là cây vải ốc, lá ở các cành nhánh có rễ bám thì nhỏ hơn và ngược lại lá ở các cành nhánh không có rễ bám lá lớn hơn, mặt lá ráp và chỉ ở các cành này mới có hoa và quả, Cây ra quả vào mùa hè- thu.
Dây thằn lằn có lá xanh quanh năm, thân bò bám rất chắc chắn trên các bề mặt dựng đứng như tường nhà, cột gỗ, đá…, dựa vào điểm đặc biệt đó, rất nhiều nhà phố, biệt thự trồng cho cây leo tường, tạo thành những bức tường xanh, thảm xanh trông rất cổ kính, mỗi khi ngắm nhìn đưa chúng ta trở về với những ký ức, kỷ niệm thời xa nhớ.
Trong Đông Y, quả và thân rễ dây thằn lằn có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tráng dương, cố tinh, trị liệt dương, di tinh, tắc tia sữa, tiêu thủy, giải độc, viêm khớp xương…
Dây thằn lằn thường được nhân giống bằng phương pháp giâm cành.
Cách thực hiện: Cắt một đoạn nhỏ dài khoảng 20-30 cm, cắm vào chậu đã chứa đất, tưới nước vừa đủ ẩm. Sau đó, đặt chậu ở nơi mát mẻ, ẩm và nhiều ánh sáng tự nhiên để cành giâm nhanh phát triển
Khi cành giâm đã ra nhiều rễ và mọc chồi thì mang đi trồng. Đất trồng cây thằn lằn có thể là đất thịt, đất thịt pha, đất cát…vì nó có khả năng phát triển trên nhiều loại đất khác nhau.
Trồng cây thằn lằn ở nơi nhiều nắng, nhiều ánh sáng sẽ giúp cây phát triển nhanh hơn, lá xanh hơn. Nhưng cây thằn lằn vẫn có thể sinh trưởng ở nơi râm mát, ít nắng.
Dây thằn lằn chịu được nắng nóng, mưa dài ngày và không cần nhiều nước. Vì vây, cho dù trời nắng, cây cũng không cần tưới thêm nước hay khi mưa nhiều dài ngày cũng không sợ cây bị úng.
Nhưng trong giai đoạn giâm cành và mới trồng, thì cần đảm bảo đủ lượng nước để cây phát triển tốt.
Hơn nữa, nếu muốn tốc độ nảy chổi và phủ kín tường của dây thằn lằn nhanh hơn thì tưới nước đều đặn 1 lần/ngày và bón thêm một ít phấn bón lá ( nhưng không cần phải thường xuyên ).
Dây thằn lằn không cần chăm sóc nhiều, không cần cắt tỉa, hầu như không có sâu bệnh. Vậy nên trồng và chăm sóc cây thằn lằn không tiêu tốn nhiều thời gian, nhưng vẫn có một không gian sống xanh và đẹp.
----- Thông tin liên hệ -------
VƯỜN BÁCH THẢO
Website: http://vuonbachthao.vn
Shoppe: Vườn Bách Thảo - vuonbachthao.vn
Tư vấn bán hàng: 0868480244 - 039 787 9826