Tổng Hợp Các Loại Chuối Cảnh, Phân Biệt, Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc

Cây chuối cảnh hiện đang rất được ưa chuộng để trang trí nhà cửa và sân vườn, đặc biệt là sân vườn nhiệt đớt (Tropical). Chúng không chỉ góp phần thạo mỹ quan đẹp mà còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa trong phong thủy to lớn. Vậy có mấy loại chuối kiểng hiện nay, làm sao để phân biệt được chúng, hãy cùng tìm hiểu với bài viết bên dưới đây nhé!

1. Đặc điểm cây Chuối cảnh

Cây chuối cảnh hay còn được gọi với một tên khác là cây chuối kiểng loại cây này có tên gọi tiếng anh là Ravenala madagascariensis. Cây thuộc họ nhà Thiên Điểu, cây được biết đến với rất nhiều tên gọi khác nhau như: chuối cọ, chuối thiên điểu, rẻ quạt, chuối mỏ két, chuối...

Cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới của Đông Nam Á và Châu Úc. Cây có một số đặc điểm hình thái bên ngoài nổi bật như:

  • Chuối cảnh có chiều cao từ 1m đến 1m2, kích thước cây vừa phải rất thích hợp để đặt trong nhà, phòng khách hoặc tại các phòng làm việc.
  • Phần thân của cây có các bẹ lá bao bọc xung quanh, thân cây có phần thân thật và thân giả. Vỏ của thân giả có màu xanh, trơn non và ngả sang màu sẫm khi về già. Phần đỉnh của thân giả có màu non chan mềm mại tạo cảm giác vô cùng độc đáo.
  • Các phiến lá mọc thành từng tầng và có hình dạng bầu dục. Lá có màu xanh và đổ dồn về phía trước mang đến sự độc đáo cho người nhìn.
  • Hoa chuối cảnh có màu sắc rất tươi tắn và có hương thơm rất dễ chịu.

2. Tổng hợp các loại chuối kiểng

Trong tự nhiên có rất nhiều loại chuối cảnh khác nhau, chúng đã được nuôi dưỡng và thuần hóa cho phù hợp trồng làm cảnh. Dưới đây là các loại chuối cảnh phổ biến trong tự nhiên như:

2.1. Cây chuối rẻ quạt (Ravenala Madagascariensis)

  • Tên gọi khác: Chuối Quạt, Chuối Cọ
  • Thân: Cây có thân hóa gỗ, cây khi lớn rất cao và to, không như các loại chuối bình thường. Cây trưởng thành cao tấm 10 mét. 
  • Lá: Chuối rẻ quạt có lá dài, rất to hình bầu dục, các cuốn xếp đều nhau trông rất đẹp và lạ mắt.
  • Hoa: Hoa chuối rẻ quạt có dáng giống chim thiên đường.

2.2. Cây chuối thiên điểu (Strelitzia Reginae)

  • Tên gọi khác: Chuối thiên điểu, chuối mỏ két, chim thiên đường
  • Thân, rễ: cây thân thảo, chiều cao trung bình từ 1,5 – 2m. Thân cây to, thẳng, vỏ thân trắng, mọc đối nhau thành hai hàng. Rễ cây là rễ chùm, xếp thành từng cụm, giúp cây dễ dàng hút được các chất dinh dưỡng có trong đất
  • Lá: Lá cây hình bầu dục hoặc hình trứng, chiều dài trung bình mỗi lá từ 25 – 70cm, phiến lá rộng 10 – 30cm. Cuống lá dài, có thể lên đến 2m, thường tạo với nhau thành các tán hình quạt trông rất lạ mắt
  • Hoa: Hoa thường mọc trên các tán lá, bao gồm ba lá đài màu cam rực rỡ, ba cánh hoa màu lam ánh tía, tràng hoa màu lam sẫm và nhụy trắng. Hoa có hình dạng giống chú chim thiên điểu. 

2.3. Cây chuối mỏ két 

  • Tên gọi khác: cây hoa mỏ két, mỏ két lá dong, cây hoa chim thiên đường,....
  • Thân: thân thảo nhỏ, có màu xanh. Cây có thể mọc thành nhiều nhánh thưa và thẳng đứng. Chiều cao tối đa cây có thể đạt tới là 1,5m.
  • Lá: Lá cuống dài, phiến dạng thuôn dài như lá chuối nhưng nhỏ và gọn hơn, gốc tròn, đỉnh thuôn, màu xanh bóng. Giữa lá có gân to, 2 bên có gân nhỏ hơn và song song nhau.
  • Hoa:có màu sắc đa dạng, khoe sắc 4 mùa. Tuy nhiên, tại Việt Nam cây hoa thiên điểu giả hay có màu cam, đỏ, vàng, cam, có hình dạng tương tự mỏ két

2.4. Cây chuối hoa (Canna generalis)

  • Thân: có thân, rễ ngầm, mọc bò dài phân nhánh, hàng năm nẩy chồi cho các thân nhẵn, mọc thẳng đứng cao từ 1-2m.
  • Lá: Lá to, mọc cách, dạng thuôn hài, màu xanh bóng, gân giữa to, gân phụ song song.
  • Hoa: Cụm hoa ở kẽ một mo chung; gần tròn, màu xanh, mang ít hoa lớn, xếp sát nhau. Lá, đài và cánh hoa nhỏ nhưng các nhị lép biến đổi thành các cánh to có dạng và màu sắc đẹp giống cánh hoa. Màu sắc có thể thay đổi từ vàng đến đỏ đậm, từ một màu đến điểm thêm các đốm màu đậm nhạt khác nhau. Hoa không đều, nhiều cành lớn, có màu sặc sỡ đỏ, cam, vàng, hồng,…

2.5. Cây chuối tràng pháo (Heliconia pendula)

  • Tên gọi khác: cây chuối tràng pháo, cây chuối mỏ phượng, cây hoa chuối pháo, cây chuối pháo,,...
  • Thân: thân thảo nhỏ, mọc thành bụi, thẳng, cứng, cao trung bình khoảng 80 – 200 cm, màu xanh hoặc vàng nâu.
  • Lá: lá to, thuôn tròn, màu xanh đậm, nhẵn, gân mọc đối, nổi rõ; lá non màu xanh lá mạ, mỏng, mềm; cuống dài.
  • Hoa: nở từng tràng, giống tràng pháo, màu đỏ xen lẫn vàng, viền xanh, mọc so le xếp tầng, lâu tàn.

2.6. Cây chuối đuôi cá (Heliconia rostrata)

Tên gọi khác: chuối cá, chuối đuôi cá, chuối thiên hoàng,....

2.7. Cây chuối lá đỏ (Heliconia stricta spectabilis)

Chuối lá đỏ là loại kiểng lá đẹp, được mọi người sưu tầm. Cây nổi bật nhờ sở hữu những chiếc lá màu xanh đỏ pha trộn với nhau, thích hợp trồng sân vườn làm điểm nhấn, trồng chậu. Ở các công trình lớn chúng được trồng thành cụm, thảm hoặc áp sát một dải tường dài để tô điểm.

2.8. Cây chuối phượng hoàng (Heliconia bihai)

  • Tên thường gọi: Cây chuối cát, chuối cát thái, chuối phượng hoàng, chuối pháo đứng,....
  • Là một loại thảo mộc mọc thẳng, thường mọc cao hơn 1,5 m.
  • Tán lá mọc dọc theo từng tầng, tạo nên hình ảnh như cánh quạt ba tiêu vô cùng độc đáo và cuốn hút. Lá có màu xanh thẫm, được tô điểm bởi các đường gân tạo nên một bức tranh thực sự sống động và tự nhiên.

2.9.Cây chuối siam ruby (Banana Siam Ruby)

Là cây thân thảo, tThân và lá của loài cây nhiệt đới kỳ lạ này có màu đỏ tía với những mảng màu xanh lá chanh óng ánh không đều trên tán lá.

2.10. Cây chuối thiên điểu trắng (Strelitzia nicolai)

  • Tên thường gọi: Cây Chuối Thiên Điểu Trắng Cao, Cây thiên điểu trắng, cây thiên điểu cao, cây chuối strelitzia, cây chuối Nicolai, cây chuối trắng, cây thiên điểu trong nhà, cây chuối châu Phi…
  • Thân: là cây thân thảo mọc thành bụi với bản lá cây to, xanh bóng thích mắt.
  • Hoa: hoa trắng nhưng hiếm. Những bông hoa trắng trong bao hoa đen hoặc xám thẫm mang nét bí mật,...

2.11. Cây chuối hồng hạc (Thalia geniculata)

  • Tên thường gọi: Cây chuối hồng hạc, chuối cần câu,…
  • Thân: thân dạng rễ ngầm bên dưới, bò ngang và sinh sản tạo nhiều nhánh mới. Phần phía trên cọng nhỏ có đốt ngắn, màu xanh hoặc đỏ.
  • Lá: lá lớn hình mác rộng, gốc tròn và đỉnh nhọn; phiến lá được giữ bởi một cuống lá dài, nhẵn, màu xanh lục hoặc đỏ tía, vành mép nguyên, nhọn tại đỉnh.
  • Hoa: treo lơ lửng trên cuống, hoa nhỏ, màu tím gồm 3 cánh hoa và có hình dạng không đều, cụm hoa ngoằn ngoèo.

3. Ý nghĩa phong thủy cây chuối cảnh

Cây chuối cảnh không chỉ sở hữu một vẻ bên ngoài sang trọng và độc đáo thu hút mọi ánh nhìn mà nó còn mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau khi được trồng trong sân vườn. Cây được đánh giá rất cao trong việc xua đuổi ma quỷ và những điều không may mắn. Mang lại sự thành công trong cuộc sống và công việc của gia chủ khi trồng.

Ông bà ta thường có câu nói “cau sau, chuối trước”, có nghĩa là cây cau trồng sau nhà và cây chuối trồng trước nhà. Qua câu nói này có thể thấy được ý nghĩa phong thuỷ của chuối cảnh là không hề nhỏ. Ngoài ra nhiều người thường trồng chuối cảnh tại nhiều vị trí khác nhau trong nhà nhằm mục đích có được sự may mắn và tài lộc.

Cây chuối cảnh có màu sắc tươi tắn, tràn đầy sức sống vì vậy khi trồng sẽ giúp cho không gian thêm sinh động góp phần mang đến sự thịnh vượng cho người trồng.

4. Cây chuối cảnh hợp mệnh gì, tuổi gì?

Hầu hết các loại cây chuối cảnh hiện nay đều có phần lá và thân có màu xanh, hoa của chúng khi nở sẽ có màu đỏ rực sặc sỡ nên rất phù hợp với những người mang mệnh Mộc, hoa màu đỏ hợp với mệnh Hỏa. Theo quan niệm trong ngũ hành Mộc sinh Hoả, vì vậy nếu bạn mang mệnh Hoả và mệnh mộc thì rất phù hợp trồng được loại cây này trong sân vườn nhà mình.

Bạn tham khảo tuổi và năm sinh của những người sinh năm sau đây rất phù hợp để trồng cây chuối cảnh như:

+ Canh Dần (1950, 2010)

+ Tân Mão (1951, 2011)

+ Mậu Tuất (1958)

+ Kỷ Hợi (1959)

+ Quý Mùi (1943, 2003)

+ Mậu Thìn (1988)

+ Canh Thân (1980)

+ Tân Dậu (1981)

+ Kỷ tỵ (1989)

+ Quý Sửu (1973)

+ Nhâm Ngọ (2002)

+ ...

Đặc biệt loại cây này rất thích hợp trồng tại các vị trí như cửa sổ và sân thượng hoặc trước nhà. Với mong muốn mang đến sự may mắn và tài lộc cho người trồng.

5. Trồng cây Chuối cảnh trong nhà có tốt không?

Có nên trồng chuối cảnh trong nhà hay không? Qua những thông tin ở trên có thể thấy rằng cây chuối trồng trong nhà có tác dụng rất tốt trong việc loại bỏ tà khí, vì vậy việc trồng chuối cảnh trong nhà là hoàn toàn có ích. Ngoài ra bạn cũng có thể trồng được tại nhiều vị trí khác nhau như: sân vườn, ban công, sân thượng…. Đặc biệt khi chuối cảnh ra hoa còn được xem là một điềm báo may mắn cho gia chủ. Nếu bạn đang trồng chuối cảnh trong nhà, hãy chăm sóc cây thật tốt để cây sớm ra hoa, kết trái và gặp nhiều tài lộc may mắn cho gia đình nhé.

6. Cách trồng và chăm sóc cây chuối cảnh 

Chuối kiểng ngoài tự nhiên sinh trưởng và phát triển tốt, cây có thể ra hoa kết trái sum suê. Tuy nhiên để trồng và chăm sóc chuối cảnh luôn tươi tốt thậm chí ra hoa trong môi trường trồng chậu trong nhà, bạn có thể áp dụng một số kinh nghiệm sau:

++ Nhân giống: Chuối cảnh có thể nhân giống được bằng phương pháp trồng chiết cành từ cây mẹ. Trước tiên bạn cần chuẩn bị một chiếc dao, rồi dùng dụng cụ này để tách cây con từ cây mẹ. Cần giữ bộ rễ còn nguyên để trong quá trình trồng cây có thể hấp thụ được tối đa dinh dưỡng. Đặt cây con vào hố đã chuẩn bị trước, hoặc vào chậu rồi nén chặt đất lại để cây được cố định. Sau đó tưới nước cho cây để đảm bảo độ ẩm giúp cây phát triển nhanh chóng.

++ Đất trồng: Chuối cảnh thích hợp trồng trên đất tơi xốp và có nhiều chất dinh dưỡng, có khả năng thoát nước tốt. Khi trồng bạn có thể trộn thêm một số loại như trấu, than hoặc xơ dừa để tăng độ màu mỡ cho đất. Bên cạnh đó cần trồng cây trên chậu có khả năng thoát nước tốt để tránh tình trạng ngập úng.

++ Ánh sáng: Nên để cây tại vị trí có nhiều ánh sáng như cửa sổ, ban công, sân thượng hoặc đặt trước nhà. Chuối cảnh là một loại cây trồng ưa ánh sáng nếu trồng trong điều kiện có ít ánh sáng thì bạn nên mang cây ra phơi nắng ít nhất là 1 tuần 1 lần.

++ Nhiệt độ: Cây thích nghi tốt nhất với điều kiện khí hậu nóng ẩm vì vậy cần hạn chế đặt tại các vị trí có điều hoà quá mạnh. Nếu trồng bên ngoài sân vườn, bạn nên trồng ở nới có điều kiện ánh sáng tốt, để cây có thể hấp thụ ánh sáng, quang hợp và phát triển tốt hơn

++ Tưới nước: Bạn chỉ cần tưới nước ít nhất là 1 lần/tuần để cây phát triển tốt và tránh được tình trạng bị ngập úng.

++ Phân bón: Nửa năm thì nên bón phân cho cây một lần để cây hấp thụ dinh dưỡng. Nên bón thúc vào thời điểm mà cây chuẩn bị ra hoa để thúc đẩy quá trình nở rộ.

++ Sâu bệnh:Thường xuyên theo dõi để phát hiện kịp thời tình trạng sâu bệnh phá hoại. Nếu có các lá vàng thì nên cắt bỏ ngay để tránh sinh bệnh cho cây.

7. Cây chuối cảnh giá bao nhiêu và nên mua ở đâu?

Hiện nay giá bán chuối cảnh thường dao động từ 100.000 - 800.000 VND, tùy từng nơi bán và tuỳ từng mẫu mã khác nhau. Bạn có thể tìm mua được cây tại các địa chỉ cung cấp cây cảnh hoặc mua trên trang web chuyên về cây cảnh. Nếu bạn đang ở TP. Hồ Chí Mình bạn có thể liên hệ ngay với Vườn Bách Thảo để được tư vấn và nhận báo giá chi tiết nhất!

Trên đây là một số thông tin về cây chuối cảnh mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Qua đó hy vọng đã mang đến cho bạn những điều bổ ích và biết cách trồng cũng như chăm sóc cây khoa học.

Vườn Bách Thảo - vuonbachthao.vn

Bạn đang xem: Tổng Hợp Các Loại Chuối Cảnh, Phân Biệt, Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: