Cây trầu bà thanh xuân có độc không? Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc

Cây trầu bà thanh xuân là một trong những loại cây trang trí nội thất được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay. Cây không chỉ mang đến vẻ đẹp sang trọng và uy quyên mà còn mang đến nhiều ý nghĩa phong thủy sâu sắc.

Cây trầu bà thanh xuân là gì?

  • Cây trầu bà thanh xuân hay còn gọi là trầu bà lá xẻ, chúng có tên tiếng Anh là Leaf Philodendron và tên khoa học là Philodendron bipinnatifidum hoặc Philodendron selloumSplit. Đây là loài thực vật thân thảo thuộc họ Ráy, có nguồn gốc từ một quốc đảo Solomon nằm ở Châu Đại Dương.
  • Mặc dù cây trầu bà thanh xuân không cao lắm chỉ khoảng từ 1 – 1,5m nhưng nó thường mọc thành bụi trông rất vững chãi. Vì thân cây rất thon, và có màu xanh đậm và có khá nhiều rễ phụ mọc trên thân cây. 
  • Lá cây xòe to, nổi rõ gân, những bẹ lá non ôm sát thân cây như muốn được che chở. Ngoài ra, hoa cây trầu bà thanh xuân khá mới lạ. Nó có dạng mo, ú tròn, màu trắng, mọc theo cuống lá.

Cây trầu bà thanh xuân có độc không? Cây trầu bà thanh xuân có trồng trong nhà được không?

Ngoài việc nâng cấp vẻ đẹp ngôi nhà của bạn, loại cây này còn giúp thanh lọc khí độc trong môi trường. Đó là các chất là tác nhân gây ung thư như benzen, formaldehyde,... Do đó, căn nhà của bạn nên trồng loại cây này bởi nó thật sự cần thiết.

Cây trầu bà thanh xuân phong thủy

Ý nghĩa phong thủy cây trầu bà thanh xuân

Cây trầu bà thanh xuân mang ý nghĩa của sự phát đạt và thịnh vượng. Người ta quan niệm rằng, lá cây càng to, càng nhiều chứng tỏ tài lộc càng lớn. Không những vậy, nó còn giúp thu hút vận may, sự thăng tiến cho gia chủ.

Cây trầu bà thanh xuân hợp mệnh gì?

Theo phong thủy màu xanh thẫm của lá trầu bà thanh xuân hợp với người mệnh Mộc và mệnh Thủy. Người mệnh Mộc thường có nguồn năng lượng dồi dào, đầy sức sống, bản tính ôn hòa, điềm tĩnh, khiêm nhường. Còn người mệnh Thủy rất khéo trong giao tiếp, có tài ngoại giao, lãnh đạo. Vì thế hai mệnh này nếu trồng cây trầu bà thanh xuân sẽ thăng tiến nhanh trong công việc, gặp may mắn trong cuộc sống.

Cây trầu bà thanh xuân hợp tuổi nào?

Thông thường, tuổi sẽ phù hợp với bản mệnh. Do đó, tuổi của gia chủ phù hợp để trồng loại cây này thuộc 2 nhóm tuổi sau:

  • Nhóm tuổi mệnh Mộc: 2002, 2003, 1988, 1989, 1972, 1973, 1980, 1981
  • Nhóm tuổi mệnh Thủy: 1996, 1982, 1997, 1966, 1983,  2004, 1967, 2005, 1974, 1975

Công dụng cây trầu bà thanh xuân

Cây trầu bà thanh xuân là cây cảnh xanh tốt, dễ chăm sóc thường được trồng trang trí nội thất ở sảnh, hành lang, trước cửa văn phòng, khách sạn... Màu xanh tươi mát của lá cây trầu bà thanh xuân giúp bạn sẽ thoải mái, thư giãn, giải tỏa căng thẳng hiệu quả.

Ngoài ra cây trầu bà còn có tác dụng lọc không khí rất tốt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đồng thời cây trầu bà thanh xuân có khả năng hấp thụ các tia bức xạ từ các thiết bị điện tử như máy tính, mạng wifi…

Nên đặt cây trầu bà thanh xuân ở vị trí nào?

Bạn có thể trang trí cây ở trước nhà, ban công, cửa sổ  để góp phần thêm xanh mát ngôi nhà. Bên cạnh đó, với công dụng đặc biệt, hấp thụ bức xạ từ các thiết bị điện tử, nên còn được đặt trên bàn làm việc. Ngoài ra, để tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, bạn có thể đặt cây vào những nơi góc cạnh để che đi khuyết điểm.

Cách trồng và chăm sóc cây trầu bà thanh xuân

Cách trồng cây trầu bà thah xuân

  • Đối với việc trồng giống cây này khá đơn giản. Điều đầu tiên cần lưu ý đó chính là đất trồng. Bạn phải trộn hỗn hợp gồm xơ dừa, trấu, tro theo tỉ lệ 6 : 3 : 1. Sau đó, đặt cây vào chậu rồi phủ đất hết rễ cây sao cho cây vẫn giữ nguyên dáng thẳng đứng và ép đất. Tuy nhiên, không nên ép đất quá chặt vì cây cần có khoảng trống để thở.
  • Để nhân giống cây này, bạn có thể sử dụng phương pháp tách cành vào gieo hạt. Trước khi nhân giống, hãy chọn bụi cây khỏe, tốt, xanh tươi. Sau đó, dùng dao cắt từ phần dưới rễ lên. Và giâm ngay vào đất dinh dưỡng. Cuối cùng để cây mẹ xanh tốt lại thì bạn nên bôi hỗn hợp Vaseline và Ridomin vào nơi vết cắt.

Cách chăm sóc cây trầu bà thanh xuân

  • Chăm sóc bất kỳ giống cây nào cũng cần đòi hỏi công sức và sự tỉ mỉ từ con người. Để chăm sóc tốt cây trầu bà thanh xuân bạn cần ghi nhớ những điều sau:
  • Chỉ nên cung cấp lượng ánh sáng vừa đủ vì cây thuộc giống ưa bóng râm.
  • Hàng tuần, nên tưới cây từ 2 - 3 lần vì cây không thể chịu hạn.
  • Để cây sinh trưởng và phát triển tối đa, cần bón phân thường xuyên 1 lần/tháng.
  • Nếu cây bị vàng lá, úa màu thì có lẽ là do sâu bệnh phá hoại. Bạn nên tỉa hết lá úa, và lau sạch thân cũng như lá cây bằng vải mỏng thấm nước muối. Việc này sẽ giúp ngăn ngừa bọ rầy, sâu rệp phá hoại.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây trầu bà thanh xuân

Trong suốt quá trình chăm sóc, trồng trầu bả thanh xuân thì có thể bạn sẽ gặp phải một vài loại sâu bệnh gây hại cho cây. Vì vậy, để ngăn chặn tình trạng này, hãy tham khảo những cách dưới đây để cây trầu bà thanh xuân luôn được mạnh khỏe nhé.

  • Trầu Bà Thanh Xuân là giống cây cảnh ít bị nhiễm sâu bệnh, có sức sống cao. Tuy nhiên, khi chăm cây bạn cũng không được chủ quan mà không ngăn ngừa bệnh.
  • Phải đảm bảo cây trồng luôn trong trạng thái thông thoáng bằng cách cắt tỉa bỏ đi những cành lá úa, lá héo rụng.
  • Ngoài ra, hãy lau lá bằng vải sạch cùng với nước muối thường xuyên để cây bớt bám bụi, sâu bệnh khó xâm nhập nhé.
  • Nếu cây trầu bà thanh xuân sống trong môi trường đất quá ẩm ướt hay ngập úng thì cây có thể mắc phải bệnh thối thân do nấm.
  • Bệnh thường hình thành vào thời điểm mùa đông, với độ ẩm cao và nhiệt độ thấp. Cách xử lý là giảm liều lượng nước tưới, tăng nhiệt độ phòng và tiến hành phun thuốc ngừa nấm.
  • Vào thời điểm mùa đông, nếu thời tiết quá lạnh hay có sương muối, bạn hãy sử dụng rơm rạ tủ xung quanh gốc giúp giữ ấm cho cây được sinh trưởng tốt hơn, phòng tránh nhiễm sâu bệnh.

Nguyên nhân khiến cây trầu bà thanh xuân vàng lá

  • Ánh sáng: Nếu ánh sáng trực tiếp quá nhiều sẽ làm cây trầu bà thanh xuân bị úa vàng lá
  • Cách tưới nước: Cây thanh xuân bị thừa nước cũng là nguyên nhân làm làm lá cây trầu bà thanh xuân bị vàng.
  • Cách bón phân: Bón phân sai cách cũng có thể khiến lá cây thanh xuân chuyển vàng. Bón quá nhiều hoặc quá ít phân cũng là lý do làm lá cây trầu bà thanh xuân bị vàng.
  • Nhiệt độ: Trầu bà thanh xuân là loài thực vật ưa mát mẻ, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp cũng làm cây bị vàng lá.
  • Thay chậu: Khi thay chậu cho cây trầu bà thanh xuân có thể khiến cây bị căng thẳng dẫn đến vàng lá.
  • Đất trồng: Khi đất quá khô trong một thời gian dài, cây trầu bà thanh xuân sẽ tự loại bỏ lá để duy trì sự sống.
  • Côn trùng hay tấn công: Ve, bọ, nhện, có thể hút ẩm cây thanh xuân, một thời gian lá cây trầu bà sẽ chuyền vàng và héo dần.
  • Lá già, đây là nguyên nhân tự nhiên đối với các loài thực vật.

Trên đây là một số chia sẻ của Vườn Bách Thảo về cây trầu bà thanh xuân mà bạn nên biết. Hy vọng, qua bài viết này bạn sẽ chọn được một cây phong thủy ý nghĩa về nhà.

Vườn Bách Thảo - vuonbachthao.vn

Bạn đang xem: Cây trầu bà thanh xuân có độc không? Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: