Cây Trầu Bà Đế Vương, phân loại, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc tại nhà

Cây trầu bà đế vương hay còn được gọi là cây đế vương, cây đại hoàng đế... có tên khoa học là Philodendron. Loài cây này có nguồn gốc từ đảo Solomon.

Cây trầu bà đế vương là một trong những nhóm cây trầu bà thuộc họ môn ráy đang được rất nhiều người yêu thích hiện nay. Cây không chỉ bởi đem đến không gian thoáng mát, thẩm mỹ mà còn cả ý nghĩa phong thủy tốt đẹp cho gia chủ và các thành viên trong gia đình.

Cây trầu bà đế vương là gì?

Cây trầu bà đế vương hay còn được gọi là cây đế vương, cây đại hoàng đế... có tên khoa học là Philodendron. Loài cây này có nguồn gốc từ đảo Solomon.

Cây trầu bà đế vương có mấy loại?

Trầu bà đế vương có nhiều loại có kích thước, hình dạng, màu sắc khác nhau. Thông thường người ta phân chia loại cây này theo màu sắc.

Các loại cây trầu bà đế vương hiện nay: Cây trầu bà đế vương xanh, cây trầu bà đế vương đỏ, cây trầu bà đế vương vàng, cây trầu bà đế vương tím, cây trầu bà đế vương nâu... Trong đó cây trầu bà d vương xanh, đỏ, vàng là những loại phổ biến nhất.

Cây trầu bà đế vương xanh

Trong khoa học có tên là Philodendron Imperial Green, trầu bà đế vương xanh có dạng thân cột, lá màu xanh sẫm, hình bầu và teo nhỏ dần lại ở phía cuối lá, mặt lá bóng và mọng nước. Tập tính loài cây này thường mọc theo bụi, tuổi thọ cây lâu năm.

Cây trầu bà đế vương đỏ

Trong khoa học có tên là Philodendron Imperial Red, trầu bà đế vương đỏ thuộc cây thân thảo dạng lớn. Đây là loài thực vật không có thân cây, có lá khá to, hình bầu dục và nhọn dần ở ngọn lá. Gọi là trầu bà đế vương đỏ đơn giản vì cây có màu sắc chủ đạo là đỏ tía. Đó cũng chính là điểm đặc biệt và thu hút cây với gia chủ.

Cây trầu bà đế vương vàng

Trong khoa học có tên là Philodendron imperial Gold, bụi nhỏ, leo bám vào các thân cây gỗ hoặc giá đỡ, thân thảo, có nhiều rễ khí sinh. Lá lớn thuôn nhọn đầu, tim sâu ở gốc, lá non màu vàng, lá già màu lục tía, cuống dài màu vàng đậm, gốc có bẹ ôm thân.

Đặc điểm cây trầu bà đế vương

  • Trầu bà đế vương có thể phát triển cao đến 2m, tuy nhiên để trang trí nội thất trong nhà, văn phòng... thì kích cỡ cả cây và chậu tầm 1,2m – 1.4 m là vừa đẹp. Loại Trầu bà này có thể trồng trong chậu cảnh, vừa sống được trong môi trường nước rất lâu và dễ chăm sóc. Lá cây có mùi hương đặc trưng.
  • Bụi cây phát triển tốt và có nhiều nhánh lá xòe rộng tạo thành khóm, đặt chậu cây tại không gian rộng, thoáng đãng là tốt nhất. 
  • Ngoài việc trồng trong đất thì cây Trầu bà đế vương vàng còn có thể sống được trong nước rất lâu mà không cần bón phân nhiều.

Cây trầu bà đế vương có độc không?

Dù có rất nhiều tác dụng trong sức khỏe, tinh thần và đời sống nhưng cây trầu bà đế vương xanh có độc tính dẫn đến tử vong nếu ăn phải. Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng bởi nếu để yên trong nhà trang trí hay động chạm vào thì chắc chắn cây không có ảnh hưởng xấu gì.

Tuy là vậy nhưng nếu trong nhà bạn có vật nuôi hay con nhỏ thì tuyệt đối nên xem xét thật kỹ lưỡng về vị trí đặt cây sao cho cây không bị chạm đến và cầm lên ăn được.

Ý nghĩa cây trầu bà đế vương

  • Cây trầu bà đế vương được yêu thích không chỉ bởi vẻ đẹp sang trọng, quý phái mà loài cây này còn mang những ý nghĩa tốt đẹp. 
  •  trồng và chăm sóc cây trầu bà đế vương thật cẩn thận để cây có thể sinh trưởng, phát triển tốt. Người xưa thường hay nói cây phát triển tốt, lá xanh tươi thì tiền bạc tự ắt sẽ đến. Nhưng nếu để cây héo rũ thì gia đình sẽ gặp phải những điều không thuận lợi, may mắn.
  • Bởi vì có ý nghĩa mang đến nhiều tài lộc, may mắn nên loài cây này thường được dùng làm quà tặng trong các dịp khai trương, nhậm chức, tân gia,...

Cây trầu bà đế vương hợp mệnh gì?

Theo phong thủy thì cây trầu bà đế vương hợp mệnh Hỏa và mệnh Thổ (do Hỏa sinh Thổ). Và những người có mệnh này trồng cây trầu bà đế vương trong nhà sẽ đem đến nhiều may mắn, tài lộc, hạn chế được những rủi ro, những điều không may mắn nữa đấy. Ngoài ra, cây trầu bà đế vương còn được coi là một loại cây thể hiện sự uy quyền, sang trọng bởi tên gọi cũng như đặc tính sinh trưởng của nó.

Công dụng của cây trầu bà đế vương

  • Ngoài những ý nghĩa tốt trong phong thủy, cây trầu bà đế vương còn có nhiều công dụng bất ngờ khiến mọi người yêu thích trồng loài cây này trong nhà.
  • Trồng cây trầu bà đế vương giúp không khí trong nhà được thanh lọc nhờ khả năng hút các chất độc trong môi trường xung quanh cây. Từ đó, tạo nên cảm giác dễ chịu, thông thoáng trong phòng, giúp bạn gia tăng khả năng tập trung và ghi nhớ, tinh thần thoải mái và tăng năng suất làm việc của bạn.
  • Cây trầu bà đế vương còn có khả năng giảm nhiệt trường được phát ra từ các thiết bị điện tử trong phòng.
  • Cuối cùng, việc trồng cây trầu bà đế vương còn giúp tạo nên mỹ quan cho văn phòng, khiến văn phòng được gần gũi với thiên nhiên, tạo thiện cảm cho người vào trong.

Vị trí đặt cây trầu bà đế vương hợp phong thủy

  • Trồng cây trầu bà đế vương hướng về phía Đông Nam là tốt nhất bởi cây có thể phát huy toàn bộ tác dụng phong thủy. Vì vậy, bạn cần phải lưu ý khi trồng đặt cây trong nhà, tránh để cây ở hướng xấu không những không phát huy tác dụng phong thủy mà còn làm ảnh hưởng vận khí tiền tài của gia chủ.
  • Trầu bà đế vương có vóc dáng nhỏ xinh, vì vậy thích hợp nhất là khi được trồng trong chậu và trưng bày trên bàn học, bàn làm việc,... để tạo sự phấn khởi, khích lệ tinh thần học tập và làm việc. Ngoài ra để lọc sạch không khí trong không gian làm việc của bạn; giúp bạn tập trung và minh mẫn hơn.
  • loài cây này rất thích hợp để trưng bày trong phòng khách. Nhất là cây trầu bà đế vương đỏ sẽ khiến khoảnh khắc quây quần bên nhau của gia đình bạn trở nên gần gũi, ấm áp hơn rất nhiều.
  • Trong văn phòng công ty hay các không gian sang trọng khác như nhà hàng, khách sạn thì nên đặt cây trầu bà đế vương ở lối vào là đẹp nhất. Bởi vì làm như thế giống như một lời đón chào nồng nhiệt đến khách hàng.
  • Thật tuyệt vời biết bao nếu bạn trưng bày một loài cây mang tên gọi quyền quý như trầu bà đế vương ở ngay bàn lễ tân. Bởi điều này tựa như đang gửi tới khách hàng một lời chào nồng nhiệt, một lời chúc may mắn, thịnh vượng cho những ai đến công ty, văn phòng hay khách sạn của bạn.

Cách trồng và chăm sóc cây trầu bà đế vương

Cách trồng cây trầu bà đế vương

Phương pháp đơn giản và phổ biến nhất để nhân giống cây trầu bà đế vương đó chính là tách bụi.

  • B1:Chuẩn bị đất trồng loại nào cũng được, trộn thêm xơ dừa, mùn để tăng độ tơi xốp và 1 ít phân chuồng để cây nhanh sinh trưởng và phát triển.
  • B2: Chuẩn bị chậu cây, chậu cây phải có lỗ thoát nước đầy đủ.
  • B3: Tiến hành trồng cây bằng cách tách nhẹ nhàng một nhánh con to khỏe từ bụi mẹ, sao cho nhánh cây con không có dấu hiệu sâu bệnh, sau đó nhẹ nhàng tách ra khỏi gốc mẹ.
  • B4: Sau đó, bạn rải một lớp sỏi mỏng ở đáy chậu, lấp đất cao bằng ⅓ chậu rồi đặt nhánh cây con vào, giữ cho cây đứng thẳng và lấp đất lại. Bạn nhớ phải tưới đẫm nước trong lần đầu tiên, sau đó duy trì việc đều đặn tưới cho cây vào sáng sớm hoặc chiều mát mỗi khi thấy đất khô. Như vậy là cây sẽ tiếp tục sinh trưởng và phát triển.

Ngoài ra, bạn có thể ứng dụng phương pháp trồng cây thủy sinh. Chỉ cần đổ nước sạch trong chậu và đặt cây sao cho cây được neo giữ thẳng đứng, không nghiêng đổ. Trồng bằng cách này thì bộ rễ tuyệt đẹp của cây sẽ được trưng ra trông rất đẹp mắt.

Cách chăm sóc cây trầu bà đế vương

  • Tưới nước cho cây đều đặn bởi trầu bà đế vương là loài cây ưa nước. Tùy vào độ khô của đất mà bạn tưới nước với tần suất sao cho phù hợp, phổ biến nhất là tưới khoảng 2 – 3 lần/tuần và có thể gia giảm lượng nước.
  • Nếu trồng cây bằng phương pháp thủy sinh thì bạn phải thay nước 1 tháng 1 lần chứ không cần tưới.
  • Không nên đặt cây trầu bà đế vương dưới ánh nắng trực tiếp bởi loài cây này ưa bóng. Chỉ cần mang phơi cây ra nắng khoảng chừng 1 tiếng 1 tuần để đảm bảo cung cấp đầy đủ ánh sáng cho cây giúp cây lên màu đẹp nhất và kích thích khả năng quang hợp là đủ.
  • Bổ sung dưỡng chất cho cây bằng cách bón thêm phân NPK khoảng 3 – 4 tháng một lần.
  • Thường xuyên làm sạch cho lá cây bằng cách lau chùi bụi bẩn. Đồng thời chú ý quan sát để ngắt tỉa những lá nào bị hư hại hay ố vàng.
  • Trong trường hợp cây có dấu hiệu bị bệnh sâu, rầy thì bạn cần mua thuốc ở các tiệm cây cảnh, phân bón để phun tránh tình trạng bệnh tình xấu đi.

Như vậy là Vườn Bách Thảo đã cung cấp toàn bộ thông tin về cây trầu bà đế vương. Hy vọng với vẻ đẹp, công dụng và ý nghĩa phong thủy tốt thì bạn có thể nâng cao chất lượng không gian sống cùng loài cây cảnh này.

Vườn Bách Thảo - vuonbachthao.vn

Bạn đang xem: Cây Trầu Bà Đế Vương, phân loại, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc tại nhà
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: