Cây Sứ Đại: Phân Loại, Ý Nghĩa Phong Thủy, Cách Trồng Và Chăm Sóc Đúng Kỹ Thuật

Cây sứ đại là loại cây bóng mát đang rất được ưa chuộng hiện nay, chúng mang vẻ đẹp nhẹ nhàng và thuần khiết thường được ưa chuộng để trồng tạo mỹ quan đẹp cho các công trình sân vườn nhà ở, biệt thựm các khu du lịch.... 

Bạn có thể tham khảo mua sản phẩm tại: CÂY HOA SỨ ĐẠI

Cây sứ đại là gì?

Cây sứ đại còn có tên gọi khác là cây hoa sứ đại, cây đại lá tù, cây sứ cùi… Đây là một loại cây được trồng nhiều ở công viên, chùa chiền, đình, phủ… Ngoài công dụng làm đẹp cảnh quan, cây đại còn có khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ bụi bẩn, giúp không gian sống của bạn trở nên trong lành, tươi mới, sang trọng hơn.

  • + Tên thường gọi: Sứ Đại, Sứ Cùi, Đại Lá Tù
  • + Tên khoa học: Plumeria rubra
  • + Họ thực vậtApocynaceae (Trúc Đào)

Cây hoa sứ đại có mấy loại?

Nếu dựa vào màu sắc lá thì cây sứ đại được chia làm 2 loại cơ bản là cây hoa sứ đại lá xanhcây sứ đại lá var.

Dựa vào màu sắc hoa thì cây sứ đại có rất nhiều loại khác nhau như: Sứ đại hoa trắng, sứ đại hoa đỏ, sứ đại hoa vàng, sứ đại hoa hồng, sứ đại cam,....

Ý nghĩa phong thủy cây sứ đại

Sứ đại là loài cây cảnh mang ý nghĩa cát lành. Chúng có nguồn gốc xuất xứ từ nhiều quốc gia khác nhau, nên lại mang những giá trị đặc trưng riêng biệt.

  • + Tại vùng đất Mexico – quê hương của loài hoa sứ, cây này ẩn chứa những yếu tố tâm linh, có ý nghĩa khai sinh ra các vị thần. Ngoài ra, loài hoa này cũng đại diện cho vẻ đẹp thanh khiết, quyến rũ, đầy trẻ trung, xinh tươi của người phụ nữ. Hoa nở rộ mỗi khi xuân đến, như báo hiệu sự sinh sôi nảy nở, phát triển, tràn trề đầy sức sống.
  • + Trong văn hóa Hawaii, hoa sứ là biểu trưng của sự nhiệt huyết, tràn đầy năng lượng. Tại những buổi lễ hội lớn, hoa sứ thường được kết thành một chiếc vòng, đeo trên tay hoặc đội trên đầu, giống như một món đồ trang sức. Tập tục người Hawaii cho rằng, người phụ nữ thường biểu hiện tình trạng hôn nhân của mình bằng cách đeo hoa sứ trên tai. Nếu bên tai trái của người con gái có bông hoa sứ thì họ đã lập gia đình, còn bên tai phải đeo hoa sứ tức là họ vẫn độc thân.
  • + Theo tín ngưỡng Phật giáo, hoa sứ là biểu trưng của một cuộc sống tốt lành. Hình ảnh của bông sứ gắn liền với cửa Phật, ẩn chứa nhiều triết lý nhân sinh sâu sắc. Chúng ta thường hay bắt gặp hoa sứ tại các tu viện, chùa tháp, pháp tự.

Không những thế hoa Sứ Đại còn mang nhiều ý nghĩa như:

  • + Thể hiện sự sung túc, thịnh vượng
  • + Mang nhiều may mắn cho gia chủ
  • + Sự quyến rũ của người phụ nữ.
  • + Thể hiện vẻ đẹp của một cô gái Trung Đông nóng bỏng và ngọt ngào.
  • + Biểu tượng của mùa xuân tràn đầy hy vọng và hạnh phúc.

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây sứ đại

Cách nhân giống cây sứ đại

Sứ đại thường được nhân giống bằng 3 cách: gieo hạt, giâm cành và chiếc cành.

Nhân giống cây sứ đại bằng cách gieo hạt

Vào mùa khô, những cây sứ đại trưởng thành thường cho trái, trái mọc thành từng cặp giống sừng trâu dài khoảng 20-30cm, có chứa hạt bên trong. Sau khi trái sứ đại chín sẽ lấy hạt và đem phơi khô khoảng 2 đến 3 nắng là có thể đem ươm. hạt. 

  • + Đất ươm hạt: có thể sử dụng hỗn hợp gồm tro trấu đen; cát; phân chuồng ủ hoai; nhuyễn, khô; theo tỉ lệ: 4:1:1.
  • + Tiến hành: Ươm hạt sứ trong chậu, khay hoặc túi nilong nhỏ.... lưu ý khi ươm hạt chỉ nên lấp một lớp tro thật mỏng để mầm con dễ dàng chui khỏi mặt đất. Nếu lớp mặt quá dày và nặng thì hạt sứ dễ bị thúi úng. 
  • + 1 tháng sau khi ươm: nên bứng sứ con ra chậu trồng ở môi trường ngoài trời có 70%-80% nắng, tránh mưa dầm. Chậu, bịch để trồng có đường kính khoảng 10 cm là đủ. Cứ sau 3 tháng, cần nên thay chậu lớn hơn để cho cây sứ phát triển tốt.
  • + Sau 1 năm: đem cây sứ ra ươm trồng ngoài đất; tuy nhiên cần phải che chắn để môi trường chỉ có khoảng 70 – 80% nắng.
  • + Lưu ý: Trong quá trình nuôi; muốn cây con có nhiều nhánh, phải cắt ngọn, thường thực hiện khi cây được 6 tháng tuổi, cây sứ cắt ngang sẽ nẩy chồi nhiều và đẹp. Nên cắt vào mùa khô để tránh mưa làm thúi cây.

Nhân giống sứ đại bằng cách giâm cành

  • + Chuẩn bị: dụng cụ cắt (phải cắt bằng dao bén, vết cắt ngang để sau này bộ rễ đẹp), cây mẹ (khỏe mạnh không sâu bệnh).
  • + Tiến hành: dùng dao cắt nhánh cây mẹ hoảng 60cm. Sau đó quét vôi vào vết cắt đem phơi khô nơi râm mát khoảng 5 ngày để vết cắt lành sẹo khô nhựa và nhánh sứ rụng bớt lá. 
  • + 1 tháng sau: nhánh sứ bắt đầu ra rễ, ta đem ươm trong bầu lớn với cường độ nắng 100%; để trong 3 tháng có thể bứng đem trồng các nơi khác.
  • + Sau 1 năm trở lên: cây sứ đại giâm cành mới có bộ rễ cứng cáp, và có thể cho hoa.
  • + Chú ý: lúc giâm cành sang bầu lớn phải cố định cành sứ để tránh bị lay gốc làm đứt rễ lúc ban đầu.

Nhân giống sứ đại bằng cách chiết cành

Đây là phương pháp nhân giống cây sứ đại hiệu quả nhất; gần như cây giống đạt trên 90% vì từ lúc chiết nhánh cây đến khi ra rễ thì các nhánh sứ vẫn được nuôi trên mình mẹ.

  • + Tiến hành: Lựa chọn nhánh chiết phải đủ độ già, da ngả sang màu xám, khi cắt ra có nhựa trắng. Dùng dao bén và tiệt trùng xẻ một đường góc 45 độ theo hướng từ dưới lên, vết cắt chiếm 1/2 – 2/3 nhánh sứ. Dùng một miếng nhựa (hay tương tự) đặt vào để vết cắt không bị “khép” lại.
  • + Sau từ 3 – 5 ngày nhựa cây khô thì dùng bột dừa hoặc rễ lục bình bó chỗ vết ghép lại. Có thể bổ sung thêm thuốc kích thích ra rễ để nhanh chóng đạt kết quả.
  • + Sau khoảng 30 – 40 ngày: rễ bắt đầu nhú ra. Lúc này có thể cắt nhánh chiết, để cho khô nhựa rồi đem trồng. Cây sứ chiết cành cũng như cây sứ giâm cành, nhưng chiết cành giúp cây sứ mới mau ra rễ hơn, áp dụng cho những trường hợp muốn nhân giống một giống sứ đẹp.

Cách trồng cây sứ đại

  • + Sau khi nhân giống cây hoa sứ đại đã phát triển nhiều rễ tạo thành cây con là thời điểm ta có thể mang đi trồng ra ngoài đất.
  • + Đào một lỗ đủ rộng để đặt cây. Sứ là loại cây không kén đất nên đất cát, đất thịt hay đất thịt nhẹ đều trồng được cây Sứ Đại miễn là tơi xốp và thoát nước tốt. Nếu muốn có hỗn hợp đất trồng để cây sinh trưởng tốt trong giai đoạn đầu thì có thể trộn theo công thức: 40 – 50% đất phù sa, cát pha hoặc thịt nhẹ, 50 – 60% chất hữu cơ như xơ dừa mục, vỏ đậu phộng mục, vỏ trấu mục. Đối với đất phèn thì nên bổ sung thêm ít vôi, phân lân.
  • + Nhẹ nhàng gỡ toàn bộ cây ra khỏi chậu rồi đặt vào hố đã đào sẵn( tránh việc làm đứt rễ) rồi lấp đất lại, tưới đủ ẩm.

Cách chăm sóc cây đại lá tù

Sau khi đảm bảo kỹ thuật trồng sứ đại và cây đã bắt đầu thích ứng với môi trường hiện tại, chúng ta sẽ bắt đầu quá trình chăm sóc để cây mãi luôn xanh tươi, cho hoa đẹp ngát hương để tô điểm không gian sân vườn nhà bạn.

Vị trí trồng cây sứ đại

  • + Sứ đại là loại cây ưa nắng, ưa sáng và khả năng chịu hạn tốt và đây cũng là yếu tố quyết định đến 40 - 50% sức sống của cây.
  • + Vì thế, trong quá trình trồng cây sứ đại, các bạn nên chọn trồng cây tại những vị trí có nhiều ánh sáng tự nhiên chiếu đến, những nơi thoáng khí để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Tưới nước, bón phân

  • + Cây sứ đại có khả năng chịu hạn nhưng lại “ kén” nước nên các bạn chỉ nên tưới nước khi thấy đất quá khô. Đồng thời, lượng nước tưới sử dụng mỗi lần không quá nhiều, chỉ cần vừa đủ để đất ẩm là được, khi bị úng nước lâu ngày cây sẽ chết.
  • + Đối với những ngày trời mưa nhiều, kéo dài thì không cần tưới nước, việc chăm sóc cây sứ đại,cụ thể là việc tưới cây sẽ ngưng hẳn cho đến khi đất đã khô ráo.
  • + Ngoài ra, cây cũng không cần bón phân nhiều vì cây có thể chịu hạn, dễ trồng, nhưng khi bạn trồng cây dưới đất chua hoặc mặn thì nên bón bổ sung thêm phân và vôi để cân bằng độ pH và chất dinh dưỡng giúp nuôi cây.

Cắt tỉa cành, lá

Các cành, nhánh và tán lá của sứ đại có xu hướng phát triển nhanh và mạnh. Do vậy, trong quá trình chăm sóc cây, các bạn cũng cần chú ý cắt tỉa các cành thừa để cây trông gọn gàng và đẹp mắt hơn. Việc này cũng sẽ giúp tạo ra nhiều chồi non và kết quả là bạn có một vườn hoa sứ đại xinh đẹp và thơm ngát.

Một số bệnh thường gặp trên cây sứ đại và cách xử lý

Cây sứ đại ít bị bệnh và sâu nhưng vẫn cần được kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường. Một số bệnh và sâu hay gặp ở cây sứ đại là:

  • + Rầy xanh: Là loài côn trùng nhỏ màu xanh lá cây sống trên lá của cây. Rầy xanh gây hại cho cây bằng cách hút mật của lá và tiết ra chất nhờn gây ra các vết ố trên lá. Để phòng trừ rầy xanh, bạn có thể dùng dung dịch xà phòng lau qua các lá của cây hoặc dùng thuốc trừ rầy theo chỉ dẫn.
  • + Thrips: Là loài côn trùng nhỏ màu vàng sống trong lòng hoa của cây. Thrips gây hại cho cây bằng cách ăn các mô của hoa và làm cho hoa héo úa. Để phòng trừ thrips, bạn có thể hái bỏ các hoa đã héo hay dùng thuốc trừ thrips theo chỉ dẫn.
  • + Nấm đen: Là loại nấm sinh sống trên da lá của cây. Nấm đen gây hại cho cây bằng cách tạo ra các vết đen trên lá và làm giảm quang hợp của cây. Để phòng trừ nấm đen, bạn có thể dùng dung dịch nước chanh hoặc giấm phun lên các lá của cây hoặc dùng thuốc trừ nấm theo chỉ dẫn.
  • + Thối rễ: Là bệnh do vi khuẩn hay nấm gây ra khi cây bị ẩm ướt quá mức. Thối rễ gây hại cho cây bằng cách làm mục rễ và làm cho cây chết từ từ. Để phòng trừ thối rễ, bạn có thể giảm tưới nước cho cây, chọn đất thoát nước tốt và xử lý rễ bằng dung dịch thuốc tím hoặc thuốc oxytetracycline trước khi trồng.

Để được tư vấn chi tiết hơn về cách trồng cũng như chăm sóc cây sứ đại, các bạn có thể liên hệ đến Vườn Bách Thảo để được tư vấn. Bên cạnh đó, đội ngũ kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn sở hữu một không gian xanh tuyệt đẹp từ trong ngôi nhà đến cả sân vườn. Hãy tin tưởng và lựa chọn chúng tôi bởi chúng tôi luôn không ngừng cập nhật những giống cây mới - đẹp - lạ về cho quý khách hàng.

Vườn Bách Thảo - vuonbachthao.vn

Bạn đang xem: Cây Sứ Đại: Phân Loại, Ý Nghĩa Phong Thủy, Cách Trồng Và Chăm Sóc Đúng Kỹ Thuật
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: